Tin tức » Tin tức - Sự kiện

BÍ QUYẾT ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ AI GIÚP TẠO SỰ KHÁC BIỆT VÀ HẤP DẪN CHO BÀI GIẢNG E-LEARNING

Thứ Bảy, 06/04/2024 | 14:25

Số lượt xem: 477

Trong thời đại công nghệ số 4.0, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) đã trở thành một phần thiết yếu đối với nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục. Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đã cách mạng hóa các phương pháp giảng dạy và học tập truyền thống, mở ra một cánh cửa mới cho sự sáng tạo, tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất nội dung. Thiết kế bài giảng E-learning được nhìn nhận là lĩnh vực có nhiều tiềm năng - nơi AI có thể tạo ra những bước đột phá và tạo cơ hội mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn hảo nhất. Cùng tìm hiểu xem các công cụ AI được ứng dụng trong việc thiết kế bài giảng E-Learning như thế nào nhé.

Công cụ hỗ trợ lên ý tưởng bài giảng E-learning

Việc tạo ra nội dung đa dạng, từ lên ý tưởng cho các hoạt động giảng dạy; thiết kế bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, đến tài liệu ôn tập cho bài giảng E-learning đều yêu cầu cần nhiều thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của giáo viên. Thông qua việc sử dụng các công cụ AI như Chat GPT hay Bing AI có thể giúp giáo viên thực hiện các công việc này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chat GPT: Với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy tiên tiến, Chat GPT đã trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho bài giảng E-learning. Công cụ này mở ra những cánh cửa mới trong việc cải thiện chất lượng giáo dục trực tuyến qua việc:

  • Lên ý tưởng cho bài giảng: Với Chat GPT, giáo viên có thể lên ý tưởng cho bài giảng bằng cách cung cấp các gợi ý về nội dung, phương pháp giảng dạy và hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu bài giảng và trình độ học sinh.
  • Tạo câu hỏi quiz: Giáo viên tạo các câu hỏi quiz nhanh chóng và hiệu quả bằng cách cung cấp các gợi ý về loại câu hỏi, mức độ khó và nội dung câu hỏi.
  • Thiết kế bài tập: Chat GPT có thể hỗ trợ trong việc thiết kế các bài tập phù hợp với mục tiêu học tập và trình độ của học sinh.

>> Truy cập tại: https://chat.openai.com/

Công cụ ChatGPT

Bing AI: Bing AI chính là sự tích hợp của công nghệ trí tuệ nhân tạo vào công cụ tìm kiếm Bing với khả năng hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ tự nhiên và truy cập vào một lượng lớn thông tin trên Internet. Công cụ này giúp hỗ trợ:

  • Tìm kiếm thông tin: Giáo viên tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả để phục vụ cho công việc giảng dạy.
  • Tóm tắt văn bản: Bing AI có thể giúp giáo viên tóm tắt các văn bản dài một cách nhanh chóng và chính xác.
  • Dịch văn bản: Bing AI có thể giúp giáo viên dịch văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

>> Truy cập tại: https://www.bing.com/chat?form=CONVRD

Công cụ Bing AI

Công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói

Một trong những công nghệ hỗ trợ quan trọng trong thiết kế bài giảng E-learning là các công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói (Text-to-Speech, TTS). Điều này đặc biệt hữu ích cho các giáo viên muốn chèn phần thuyết minh, phần nghe vào bài giảng nhưng lại chưa tự tin với giọng nói của mình hay bị giọng địa phương khó nghe, muốn có giọng đọc tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn.

VievoiceAI: Là một trong những công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói nổi bật với khả năng hỗ trợ hơn 55 ngôn ngữ bao gồm cả tiếng Việt. Không những thế, công cụ này còn hỗ trợ cả giọng đọc của nhân vật nam và nữ, cũng như phát âm đa ngôn ngữ một cách tự nhiên.
>> Truy cập tại: https://app.vievoiceai.com/sign-in

Dupdub: Máy tạo giọng Dupdub là một công cụ AI trực tuyến cho phép người dùng chuyển đổi văn bản thành giọng nói giống con người thực tế. Với hơn 400 tùy chọn giọng đọc, giáo viên có thể tạo nên những file âm thanh chuyên nghiệp một cách dễ dàng.
>> Truy cập tại: https://app.dupdub.com/tools/home

Công cụ Dupdub

Công cụ tạo Video AI hấp dẫn và sinh động

Một trong những ứng dụng tuyệt vời tiếp theo của AI trong giáo dục là việc sử dụng các công cụ AI để tạo video. Thay vì phải mất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu, học cách sử dụng các phần mềm dựng video thì nay đã có phần mềm AI giúp giáo viên tạo ra video một cách dễ dàng thông qua việc tự động nhân bản nội dung theo yêu cầu, tự động chọn hình ảnh minh hoạ cho video, tự động thêm phụ đề, nhạc phù hợp…Quy trình sản xuất video sẽ được tự động hoá đến 70-80%, giúp giáo viên có thêm thời gian để tập trung vào những nội dung chuyên môn khác. Để tạo ra những video hấp dẫn và tăng sự tương tác cho người học, giáo viên có thể tham khảo các công cụ sau:

Tạo MC ảo từ ảnh D-id: Tận dụng công nghệ AI tạo sinh tiên tiến, ứng dụng D-ID (Creative Reality Studio) được các doanh nghiệp và giới sáng tạo nội dung tin dùng để cho ra những video theo ý muốn người dùng, với các nhân vật ảo nói chuyện được như người thật, mà chỉ cần nhập vào các câu lệnh văn bản, hình ảnh hoặc âm thanh.
>> Truy cập tại: https://www.d-id.com/

Công cụ D-id

Làm video tự động bằng AI Pictory: Pictory AI là công cụ dựa trên đám mây và áp dụng công nghệ AI tiên tiến để tạo video. Tính năng chính của phần mềm này là chuyển đổi văn bản thành video, tóm tắt video dài thành video ngắn, và cho phép người dùng tùy chỉnh video theo ý mình. Điểm ấn tượng lớn nhất của ứng dụng là không yêu cầu người dùng có chuyên môn cao.
>> Truy cập tại: https://pictory.ai/

Làm phim hoạt hình Animaker: Phần mềm tốt nhất để tạo các video, phim, trình chiếu tuyệt đẹp với các công cụ chỉnh sửa chuyên nghiệp và mạnh mẽ. Bạn hoàn toàn có thể thêm nhạc, văn bản, bộ lọc, hiệu ứng chuyển tiếp, biểu tượng cảm xúc, nhãn dán, khung, hoạt ảnh thông minh, nhân vật hoạt hình, xóa nền.
>> Truy cập tại: https://www.animaker.com/

Công cụ Animaker

Công cụ chỉnh sửa âm thanh

Để tạo bài giảng E-learning hiệu quả và chuyên nghiệp, việc chỉnh sửa âm thanh là một phần quan trọng không thể bỏ qua. m thanh chất lượng cao không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm học tập mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của người dạy. Dưới đây là một số công cụ chỉnh sửa âm thanh hàng đầu:

Lọc ồn âm thanh với Adobe Audition, Adobe Podcast AI: Việc các file âm thanh bị lẫn tạp âm trắng, tiếng ồn hoặc âm thanh nền trên thực tế là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với công cụ lọc âm thanh AI, giáo viên hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại âm thanh và loại bỏ những tạp âm, gián đoạn để có được nội dung âm thanh chất lượng tốt nhất.
>> Truy cập tại: https://www.adobe.com/vn_vi/products/audition.html
                          https://podcast.adobe.com/enhance

Công cụ Adobe Audition

Công cụ tạo trò chơi cho bài giảng điện tử
Trò chơi là một phần không thể thiếu trong mỗi bài giảng, đặc biệt là các bài giảng điện tử, giúp tăng tương tác lớp học, các em học sinh sẽ học tập một cách hứng thú và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động. Nhằm hỗ trợ việc “học mà chơi, chơi mà học”, các công cụ dưới đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên hiện thực hóa điều này:

Wordwall: Wordwall là một công cụ giáo dục trực tuyến được sử dụng để tạo ra các hoạt động tương tác, trò chơi và bài tập cho học sinh. Ứng dụng này cung cấp một loạt các mẫu sẵn có và công cụ tạo trò chơi, giúp giáo viên tạo ra các hoạt động học tập hấp dẫn và tương tác dựa trên nội dung của mình. Wordwall cho phép giáo viên tạo ra các bài tập từ vựng, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ghép hình, sắp xếp từ, trò chơi từ vựng và nhiều loại hoạt động khác. Giáo viên có thể chia sẻ hoạt động với học sinh qua liên kết hoặc mã QR, và học sinh có thể truy cập và hoàn thành hoạt động trực tuyến. Wordwall là một công cụ hữu ích để tăng cường sự tương tác và tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
>> Truy cập tại: https://wordwall.net/

Công cụ Wordwall

AtoZ Teacherstuff: Công cụ hỗ trợ giáo viên trong việc tạo ra trò chơi tìm kiếm các từ tiếng Anh. Bạn có thể tạo bảng tính tìm kiếm từ tùy chỉnh với nhiều lựa chọn khác nhau bao gồm kích thước phông chữ, kiểu phông chữ, chữ thường hoặc chữ in hoa, hình dạng lưới, vị trí từ,...Trò chơi giúp kích thích khả năng suy luận và sự phản xạ của học sinh trong việc hiểu, ghi nhớ và tìm ra các từ vựng.
>>Truy cập tại: https://tools.atozteacherstuff.com/word-search-maker/wordsearch.php

Công cụ AtoZ Teacherstuff

Có thể nói rằng, trí tuệ nhân tạo chính là phương tiện đồng hành đắc lực cùng giáo viên trên con đường gặt hái tri thức, xây đắp tương lai. Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các tác giả tham gia Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Tiếng Anh có thêm những cách ứng dụng và những ý tưởng tuyệt vời để tạo nên những bài giảng E-learning sáng tạo, khác biệt và hấp dẫn.
 

Tags: AI Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-learning

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc mới của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thứ Sáu, 26/04/2024 | 20:00

Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc NXBGDVN.

Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2024

Thứ Tư, 24/04/2024 | 07:31

Tối 23/4, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức hội nghị  tập huấn công tác thiết bị dạy học các lớp 5, 9 và 12

Thứ Hai, 22/04/2024 | 15:55

Vừa qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn sử dụng Thiết bị dạy học (TBDH) lớp 5, 9, 12 theo chương trình GDPT 2018 tại TP. Hồ Chí Minh.

NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM TRAO TẶNG SÁCH GIÁO KHOA, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH GỐC VIỆT TẠI CAMPUCHIA

Thứ Hai, 22/04/2024 | 11:07

Ngày 18/4/2024, đoàn công tác của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã đến thăm và trao tặng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh gốc Việt đang sinh sống, học tập tại Campuchia.