Tin tức » Tin tức - Sự kiện

Cuộc vận động quyên góp Sách giáo khoa cũ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Thứ Hai, 24/08/2009 | 18:35

Số lượt xem: 3370

Sinh thời ,trong những quan tâm đau đớn về dân sinh – dân trí, về sự nghiệp trồng người, Bác Hồ kính yêu có một mong ước lớn: “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo măc, ai cũng được học hành”. Thực hiện lời dạy của Bác, cả dân tộc đã không chỉ dấn thân, sẵn sàng hi sinh máu xương trong đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc mà còn làm tất cả những gì có thể để xây dựng một Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Trong mong ước của Bác, việc học hành mà mọi người dân Việt Nam đều có quyền thụ hưởng, sách giáo khoa (SGK) phải được hiểu và được xem là công cụ bắt buộc phải có, một phương tiện tích hợp và truyền đạt kiến thức cơ bản không thể thiếu, nếu muốn đảm bảo quyền lợi học tập trong một quy trình giảng dạy đúng chuẩn và thật sự bình đẳng cho mọi người học.
Việc dạy và học của giáo dục Việt Nam từng đứng trước thực trạng thiếu SGK. Theo điều tra khảo sát của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), số học sinh (HS) thiếu SGK chiếm tỉ lệ từ 3-4%, trong đó năm 2006 khoảng 3,7%. Chỉ số tuy nhỏ nhưng khi nhân tỉ lệ ấy với 17 triệu HS, chúng ta sẽ có con số thực rất đáng buồn. Chúng ta hãy hình dung cả nước có đến 400.000 đến 500.000 HS không đủ bộ SGK và học tập trong điều kiện hoặc không có cuốn sách nào hoặc có môn này nhưng lại thiếu môn khác. Không chỉ HS, với các thầy cô giáo, đây cũng là trở ngại lớn khi thực hành giảng dạy.
Lo lắng, trăn trở trước tình hình trên, nhiều thếhệ cán bộ, biên tập viên, nhân viên NXBGDVN từng xem đây là ẩn số của một bài toán khó mà phương pháp giải tối ưu mày mò mãi vẫn chưa tìm được. Và tự bao giờ, khởi đầu từ ai không rõ, nhiều thế hệ đã luôn luôn ấp ủ mong ước rằng: mỗi HS đến lớp đều có được trong tay một bộ SGK để đọc và học. Mong ước ấy tuy đơn giản, song phải mất chặng đường hơn 1/4 thế kỷ, toàn hệ thống NXBGDVN mới biến ước mơ thành hiện thực.
Để dần triệt tiêu tỉ lệ thiếu SGK, tăng nguồn SGK cho học đường, NXBGDVN từng phát động “Tặng một cuốn sách để đọc được nhiều cuốn sách”, xây dựng tủ SGK dùng chung và việc sử dụng SGK cũ đã xuất hiện nhiều năm ở trong nhà trường. Tuy nhiên, phong trào chưa lan rộng đều khắp, hiệu quả chưa cao.
Từ thực tế trên, trong năm học 2007- 2008, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo NXBGDVN mở cuộc vận động dùng SGK cũ, quyên góp, hiến tặng, tổ chức mua lại SGK cũ. Chương trình hành động này đã được tất cả các sở GD&ĐT ủng hộ, hàng ngàn trường học trong cả nước và đặc biệt là từng gia đình có HS theo học đã hưởng ứng. Hình thức quyên tặng được tổ chức sinh động, giàu ý nghĩa của sự sẻ chia, đùm bọc. Lớp trước tặng cho lớp sau, trường mình tặng cho trường bạn.
Tại buổi lễ, nhiều chủ đề cảm động đã được chính lứa tuổi học trò viết nên. Trường THCS Thụy Bình và nhiều trường ở Thái Bình, Nghệ An đã chọn chủ đề hành động của việc tặng sách là “Những tấm lòng dành tặng bạn bè” hay “Sách tặng bạn nghèo hiếu học ở vùng xa”. Phong trào còn lan tỏa sang cộng đồng xã hội. Công viên văn hóa Đầm Sen (TP. Hồ Chí Minh) đã nhiệt tình vào cuộc. Bằng một câu khẩu hiệu mộc mạc thôi (Tặng SGK, có ngay vé vào cổng), công viên này đã nhận lại mấy ngàn bộ SGK cũ dành tặng cho HS nghèo.
Nói một cách hình ảnh, số lượng quyên góp, biếu tặng, thu mua SGK chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, thể tích phần chìm tảng băng của cuộc vận động là rất lớn.
Vẫn chưa an tâm, thỏa mãn, NXBGDVN còn khuyến khích các công ty sách – thiết bị trường học mở cả ngàn điểm thu mua, sau đó chọn lọc lại, rồi bán các bản SGK đã qua sử dụng đó với giá rất rẻ, Chỉ tính trong 3 tháng vận động trong năm học 2008 – 2009, cả nước đã quyên góp được hơn 2 triệu bản SGK cũ. Năm 2009 này, từ khi bắt đầu nghỉ hè, NXBGDVN đã tổ chức quyên góp biếu tặng, thu mua được gần 1 triệu bản SGK cũ. Con số này quá bé nhỏ (chỉ đáp ứng được 1/50 nhu cầu sử dụng SGK cũ của các em HS rơi vào điều kiện không có hoặc không đủ SGK). Chúng tôi vẫn hy vọng thời gian còn lại của dịp hè này, số đầu sách thu được sẽ nhiều hơn.
KẾT QUẢ CỦA PHONG TRÀO QUYÊN GÓP, SỬ DỤNG SGK CŨ NĂM HỌC 2008 – 2009, SO VỚI NĂM HỌC 2006 – 2007:
Năm học
Mua mới SGK
Dùng SGK cũ
Mượn ở thư viện
Thiếu SGK
2006-2007
66,2%
20%
10,1%
3,7%
2008-2009
58,8%
30,7%
10,5%
Một vấn đề nữa cũng cần nói đến như một thành công ngoài mong đợi của chương trình. Ai cũng biết không có sách thì không có tri thức, nhưng, để làm ra sách, loại vật tư hàng đầu là giấy lại làm tiêu hao tài nguyên rừng. Nếu không phải đốn chặt hàng trăm, hàng ngàn loại cây rừng có khả năng có khả năng dùng làm nguyên liệu làm giấy, thì cũng phải tiêu tốn rất nhiều chi phí đầu tư cho việc trồng loại cây rừng cho khai thác gỗ, lấy gỗ này chế biến thành nguyên liệu làm giấy. Rừng là lá phổi của Trái đất, vị bảo mẫu của khí hậu. Nếu không có sự hài hòa, tiết kiệm trong việc khai thác rừng, là phổi sẽ ngày một yếu đi. Dưỡng khí cho cuộc sống trên hành tinh này sẽ cạn dần.
Tiết kiệm được 50 triệu bản SGK (đã qua sử dụng), chúng ta đã góp phần hình thành tâm hồn, nhân cách cho HS Việt Nam. Phong trào đã trở thành một vòng tay lớn, san sẻ trọn vẹn và nối kết bền chặt tình bạn bè giữa các thế hệ HS. Cũng qua cuộc vận động, chinh chúng tôi – những người trong cuộc – cũng đã nhận được một bài học lớn. Thì ra, dù trong hoàn cảnh nào, tinh thần tôn sư trọng đạo, cầu tiến, hiếu học, quý trọng sách vở, chữ nghĩa của nhân dân ta vẫn như ngọn lửa cháy mãi không bao giờ tắt. Được khí thiêng sông núi nước Nam và lòng tự trọng dân tộc Việt nuôi dưỡng, ngọn lửa từ ngàn đời, cho đến nay vẫn còn cháy đượm, tỏa sáng.
Phong trào cũng đã tiết kiệm một lượng vật chất lớn cho xã hội, đồng thời giáo dục sâu sắc ý thức bảo vệ môi trường sống cho muôn đời.
Chúng tôi tin rằng cuộc vận động này đã thật sự có những ảnh hưởng khá sâu rộng đối với xã hội, hàm chứa những ý nghĩa nhân bản vượt xa ngoài sự mong đợi của NXBGDVN và các cấp lãnh đạo.
NXBGDVN không hề nghĩ tới việc mượn diễn đàn hội nghị để nói về công việc riêng tư, khoe khoang công trạng của một đơn vị hậu cần trong nghành. Tận đáy lòng mình, từ bục phát biểu nay, chúng tôi chỉ muốn và xin trân trọng cảm ơn Bộ GD&ĐT, cổ vũ cách làm của NXBGDVN và các sở GD&ĐT cả nước, các thầy cô giáo, các cấp quản lý giáo dục; các tổ chứ, cá nhân khác trong xã hội và đặc biệt là hàng triệu phụ huynh, HS trong cả nước đã giúp NXBGDVN triển khai, thực hiện cuộc vận động đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Những kết quả này sẽ tạo tiền đề cho cuộc vận động cho những ngày sắp đến trở nên sôi nổi, đều khắp. Mỗi em HS sẽ có đủ bộ SGK để bước vào năm học 2009 – 2010.
Với tinh thần thẳng thắn, chúng tôi cũng thông tin để nghành và dư luận xã hội được biết, qua 2 năm vận động, số lượng phát hành SGK của NXBGDVN đã có phần sút giảm. Tuy nhiên với chính sách triệt để tiết kiệm, công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị không bị ảnh hưởng lớn. Chúng tôi còn mở rộng hoạt động đến các lĩnh vực trước đây chưa hề kinh doanh như lịch bloc, vở học sinh, vở xuất khẩu, thiết bị - đồ dùng dạy học…Tất nhiên muốn ổn định và thành công, tập thể cán bộ, biên tập viên, nhân viên NXBGDVN đều phải đối mặt với những gian nan, có những việc phải bắt tay vào đầu tư từ đầu…Bù lại, chúng tôi có được niềm vui mừng khôn xiết là đã tìm ra được một trong những phương pháp giải bài toán thiếu SGK, dần dần đi đến triệt tiêu. Thêm 400.000 – 500.000 HS nhất định sẽ có đủ bộ SGK để đến trường.
Ước nguyện của nhiều thế hệ cán bộ, biên tập viên, công nhân viên NXBGDVN đã sắp hoàn thành. Điều này cũng góp phần thực hiện lời hứa – vào tháng 4/2008 – của NXBGDVN trước Bộ trưởng cũng đã hứa với Thủ tướng : trong năm 2008 và các năm sau, không để một HS nào phải bỏ học vì không có SGK khi đến lớp.

Theo Tạp chí Thế Giới Mới

Cùng chuyên mục

Khi nhà giáo là nhà thơ

Thứ Ba, 19/11/2024 | 15:16

Xuất phát từ tình yêu nghề, yêu trẻ thơ, nhiều nhà giáo đã sáng tác được nhiều  bài thơ hay và được lựa chọn vào sách giáo khoa.

Kỉ niệm 45 năm thành lập Nhà xuất bản Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ Sáu, 15/11/2024 | 14:06

Ngày 15/11/2024, NXB Giáo dục tại TP.HCM đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập

GS.NGND Đoàn Quỳnh - Nhà sư phạm, nhân cách lớn

Thứ Tư, 13/11/2024 | 08:52

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11.