Sản phẩm » Giới thiệu sách

Lịch sử  thế giới cổ đại

Thứ Sáu, 01/11/2024 | 14:30

Số lượt xem: 596

NXBGDVN- Trong cuốn sách Lịch sử thế giới cổ đại do Giáo sư Lương Ninh làm chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, đối với giai đoạn mở đầu, các tác giả đã chọn phương pháp trình bày dựa trên lịch sử của mỗi nước đúng như nó có từ khi bắt đầu xuất hiện nhà nước với những nét lớn của sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và những thành tựu văn hóa nổi bật theo những tài liệu đáng tin cậy.

Lịch sử cổ đại là một đề tài hấp dẫn luôn được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Tuy nhiên, khái niệm cổ đại có nghĩa như thế nào, bắt đầu và kết thúc vào thời điểm nào vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau. Trong cuốn sách Lịch sử thế giới cổ đại do Giáo sư Lương Ninh làm chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, đối với giai đoạn mở đầu, các tác giả đã chọn phương pháp trình bày dựa trên lịch sử của mỗi nước đúng như nó có từ khi bắt đầu xuất hiện nhà nước với những nét lớn của sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và những thành tựu văn hóa nổi bật theo những tài liệu đáng tin cậy. Đối với xã hội cổ đại phương Đông, do không rõ các đặc trưng cơ bản nên việc việc xác định giai đoạn kết thúc thời kì cổ đại ở các quốc gia này cũng gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã lựa chọn biện pháp “linh hoạt” là dựa trên những sự kiện đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của mỗi quốc gia.

Cuốn sách gồm có 7 chương.

 Ở chương I, sách trình bày khái quát về xã hội nguyên thủy. Đó là sự xuất hiện về nguồn gốc loài người và sự xuất hiện xã hội loài người trên trái đất. Trong quá trình lao động để tồn tại, con người cũng đã tự cải tạo mình để trở thành Người tinh khôn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất buộc con người phải gắn kết với nhau để tạo nên một cộng đồng chặt chẽ ổn định, đó là thị tộc. Nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất và chế tạo ra được các công cụ bằng kim loại, năng suất lao động tăng lên tạo điều kiện cho nền sản xuất cá thể phát triển, của cải dần dư thừa và tập trung vào một số người. Xã hội nguyên thủy dần phân hóa và chuyển sang xã hội có giai cấp.

Ở 6 chương còn lại, mỗi chương trình bày về sự hình thành và phát triển của từng nhà nước tiêu biểu ở xã hội cổ đại có đóng góp vào nền văn minh nhân loại bao gồm: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hi Lạp, Rôma. Mỗi quốc gia đều có những đặc thù khác nhau nhưng tựu chung trong giai đoạn này, con người đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào: phát minh ra chữ viết, tìm ra được nhiều công thức toán học, sáng tạo được nhiều tác phẩm văn học, tư tưởng triết học nảy nở và phát triển…; có nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu như: vườn treo Babilon, đền thờ thần Dớt, đền thờ Páctênông…   

Ngoài ra, sách còn có phần phụ lục giới thiệu hai bộ luật thời cổ đại là luật Hamurabi (Lưỡng Hà), Luật XII bảng (La Mã) như là tư liệu văn hóa để hỗ trợ việc nghiên cứu.

Cuốn sách là tài liệu bổ ích cho sinh viên, giáo viên, những người yêu thích môn Lịch sử.

 Bạn đọc có nhu cầu xin liên hệ: 024.39.718.437      

Kim Ngọc

Cùng chuyên mục

Hướng dẫn thực hiện giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Thứ Sáu, 20/12/2024 | 10:43

Đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm giáo dục mầm non, là nội dung quan trọng trong các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của Nhà nước Việt Nam

Triết lí giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại

Thứ Sáu, 13/12/2024 | 14:19

Triết lí giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của nhóm tác giả 13 người do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ biên

Giao hưởng đương đại Việt Nam – Từ góc nhìn tiếp biến

Thứ Năm, 12/12/2024 | 11:42

So với bề dày lịch sử của âm nhạc giao hưởng thế giới, âm nhạc giao hưởng Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, chưa có nhiều công trình phân tích, giới thiệu về giao hưởng Việt Nam.

Giáo dục STEM - Hành trình sáng tạo

Thứ Sáu, 06/12/2024 | 10:48

Giáo dục STEM - Hành trình sáng tạo là bộ tài liệu STEM dành cho học sinh cấp Tiểu học được biên soạn bám sát hướng dẫn trong công văn số 909/BGDĐT-GDTH của Bộ GD&ĐT