Sản phẩm » Giới thiệu sách

Hướng dẫn thực hiện giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Thứ Sáu, 20/12/2024 | 10:43

Số lượt xem: 40

NXBGDVN - Đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm giáo dục mầm non, là nội dung quan trọng trong các hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của Nhà nước Việt Nam. Ngày 05/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

Nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên hiểu rõ hơn về những nội dung cơ bản về các nguyên tắc, chuẩn mực về quyền con người đặc biệt là ở bậc mầm non, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Hướng dẫn thực hiện giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non.

 

Tài liệu gồm có ba phần.

Phần một: Quyền con người và đảm bảo quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Phần này giới thiệu những khái niệm cơ bản về quyền con người, quyền trẻ em; thực hiện quyền con người và giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non. Các nội dung về quyền con người đều được soạn thảo dựa trên pháp luật quốc tế (Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người [1948], Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị [năm1966], Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em [1989]); và pháp luật Việt Nam (Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật Trẻ em...). Tất cả các văn bản pháp luật ở Việt Nam liên quan đến quyền con người đều nhằm bảo đảm hạnh phúc, công bằng, dân chủ cho công dân Việt Nam và người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam. Luật Trẻ em ra đời năm 2016 đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho công tác bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tài liệu cũng nêu rõ các hành vi vi phạm quyền trẻ em thường gặp cần phải tránh.

Phần hai: Hướng dẫn thực hiện quyền con người, quyền trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non.

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non nhằm thúc đẩy sự tôn trọng quyền con người và tự do cơ bản, từ đó ngăn ngừa vi phạm và xâm phạm quyền con người. Các giá trị cơ bản của quyền con người bao gồm: sự tham gia/ảnh hưởng, bình đẳng và không phân biệt đối xử, phẩm giá, tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các hoạt động của nhà trường. Đối với các quyền của trẻ em. Đó là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia.

Thực hiện quyền trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non trước hết là xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hướng tới đảm bảo quyền trẻ em. Môi trường này cần đảm bảo các yếu tố như: sự công bằng, an toàn và chất lượng, trẻ em được giáo dục về quyền con người, đội ngũ cốt cán đủ năng lực, có sự tham gia của gia đình và cộng đồng, có sự giám sát và đánh giá.

Để việc thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng, các cơ sở giáo dục mầm non cần lường trước các nguy cơ rủi ro và tìm cách loại trừ nguy cơ tiềm ẩn; Tạo sự phối hợp với cha mẹ và cộng đồng; Xây dựng và thực hiện cơ chế phòng ngừa, cảnh báo sớm và xử lí vi phạm quyền con người, quyền trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non. Trong các chương trình giáo dục của nhà trường, việc tích hợp các nội dung giáo dục quyền trẻ em để đảm bảo trẻ biết được quyền cơ bản và bổn phận của mình. Các hình thức tích hợp được thể hiện thông qua các hoạt động: học; chơi; lao động; đón – trả trẻ; ăn, ngủ, vệ sinh.

Phần Phụ lục:

Tài liệu đưa ra một số gợi ý về kế hoạch giáo dục thực hiện tích hợp giáo dục quyền trẻ em cho trẻ mẫu giáo thuộc các lứa tuổi như: Quyền được phát triển của trẻ (trẻ 3-4 tuổi), Tôi và bạn bè (trẻ 4-5 tuổi), Tình yêu thương (trẻ 5- 6 tuổi). Những gợi ý này chỉ là những nội dung cơ bản, giáo viên cần bổ sung những nội dung chi tiết tùy theo tình huống thực tế để kế hoạch giáo dục thêm sinh động và hấp dẫn.

Tài liệu có giá trị tham khảo bổ ích về giáo dục quyền con người cho các cán bộ quản lí, giáo viên bậc mầm non.

Bạn đọc có nhu cầu mua sách xin liên hệ:

ĐT: (024) 7306 8789

https://adcbookiz.vn/

hoặc hệ thống nhà sách ADCBook và các nhà sách trên toàn quốc.

1. ADCBook Xuân La - Số 75B Xuân La, Tây Hồ. ĐT: 024.3512.1328

2. ADCBook Ngọc Hồi - Số 285 Ngọc Hồi, Thanh Trì. ĐT: 024.3312.0813

3. ADCBook Linh Đàm - CT4A Bắc Linh Đàm. ĐT: 024.3641.4074

4. ADCBook Nguyễn Trãi - 231C Nguyễn Trãi. ĐT: 024.3551.0663

5. ADCBook Hoàng Quốc Việt - 385 Hoàng Quốc Việt. ĐT: 024.3791.6875

6. ADCBook Hoàng Đạo Thúy - 17T2-17T3 Hoàng Đạo Thúy. ĐT: 024.6281.5753

7. ADCBook Trần Phú - 135A Trần Phú, Hà Đông. ĐT: 024.3621.0008

8. ADCBook Trần Thái Tông - 107-D5 Trần Thái Tông. ĐT: 024.6269.2513

9. ADCBook Tân Mai - 593-594H1 Tân Mai. ĐT: 024.3215.1891

10. ADCBook Times City - T3 Times City - 458 Minh Khai. ĐT: 024.3512.2317

11. ADCBook Tây Linh Đàm - CT2 Twin Towers, Tây Linh Đàm. ĐT: 024.66666.551

12. ADCBook Mỹ Đình - CT1A ĐN 2 KĐT Mỹ Đình 2, Hàm Nghi, Từ Liêm. ĐT:

024.3512.2108

13. ADCBook Ngô Thì Nhậm - CT1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 0243.512.1621

Kim Ngọc

Cùng chuyên mục

Triết lí giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại

Thứ Sáu, 13/12/2024 | 14:19

Triết lí giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của nhóm tác giả 13 người do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ biên

Giao hưởng đương đại Việt Nam – Từ góc nhìn tiếp biến

Thứ Năm, 12/12/2024 | 11:42

So với bề dày lịch sử của âm nhạc giao hưởng thế giới, âm nhạc giao hưởng Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, chưa có nhiều công trình phân tích, giới thiệu về giao hưởng Việt Nam.

Giáo dục STEM - Hành trình sáng tạo

Thứ Sáu, 06/12/2024 | 10:48

Giáo dục STEM - Hành trình sáng tạo là bộ tài liệu STEM dành cho học sinh cấp Tiểu học được biên soạn bám sát hướng dẫn trong công văn số 909/BGDĐT-GDTH của Bộ GD&ĐT

Cẩm nang hướng dẫn công tác quản lí trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Thứ Sáu, 06/12/2024 | 10:43

Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng vì nó là giai đoạn vàng để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai