Media » Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa
Thái Bá Dũng và những bài báo "đưa các em qua khúc khó"
Thứ Năm, 18/07/2024 | 08:37
Số lượt xem: 1235Thái Bá Dũng làm việc ở báo Tuổi trẻ và là cây viết gắn bó với chương trình Tiếp sức đến trường của báo trong nhiều năm. Đó vừa là nhiệm vụ của tòa soạn giao, vừa là niềm vui của anh khi tiếp xúc với những bạn trẻ có cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực.
Một trong số ấy là bài viết về hành trình học hành của Nguyễn Thị Lam Anh - con gái người bán rong quanh chợ Hàn (Đà Nẵng) - đã được trích in trong sách Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo.
Viết về những người tự trọng
Bài báo của Thái Bá Dũng được đăng vào ngày 24/8/2019 trên báo Tuổi trẻ với tựa Con được tuyển thẳng vào đại học, người mẹ bán rong khóc ròng, sau đó được ban biên soạn trích một phần để đưa vào sách Ngữ văn 6 và đặt tựa Con gái của mẹ.
Bài báo được viết dưới dạng nhật ký, tác giả đã "chấp bút" giúp người mẹ bày tỏ những cảm xúc của mình về cô con gái mà chị Trần Thị Thu Hà rất đỗi tự hào. Con gái của chị mỗi năm đều là học sinh nổi bật của trường, dù đó là trường THPT Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) nơi quy tụ rất nhiều học sinh giỏi.
Thái Bá Dũng nhớ lại ngày anh đi gặp nhân vật: "Khi người mẹ kể cho tôi về cuộc sống của 2 mẹ con từ khi mới sinh Lam Anh cho đến khi con vào đại học. Cô bé ngồi nghe, không nói gì mà chỉ khóc. Đó là những giọt nước mắt chân thật xuất phát từ lòng hiếu thảo của Lam Anh đã làm cho tôi cảm động".
Nhà báo Thái Bá Dũng
Lam Anh là gương mặt học sinh được một người thầy giáo giới thiệu với Thái Bá Dũng khi biết anh đang theo chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi trẻ. Đó là chương trình cấp học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Khi gặp 2 mẹ con Lam Anh, tác giả bài báo không chỉ cảm động về một người trẻ hiếu học mà con nể phục một người mẹ kiên cường mà đầy tự trọng.
Thái Bá Dũng nói: "Sau khi bài báo đăng, có rất nhiều người ngỏ ý giúp Lam Anh những khoản tiền để chi tiêu cho việc học, chị Thu Hà đều từ chối. Chị nói nếu nhận nhiều hơn số mình cần thì mình đã lấy mất cơ hội của những người khác cần hơn".
Đến nay, tác giả bài báo và mẹ con chị Thu Hà vẫn giữ liên lạc với nhau. Chị Hà chỉ gọi điện thoại hỏi thăm anh chứ tuyệt đối không bao giờ có ý xin bất cứ thứ gì. Theo Dũng, chị Hà là một người đầy tự trọng, đạo đức, sống có trước có sau và không có gì làm lạ khi một người như thế đã dạy một đứa con biết sống tử tế.
Nguyễn Thị Lam Anh là gương mặt được Thái Bá Dũng viết sau khi em được tuyển thẳng vào Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) vì những thành tích xuất sắc ở những năm trung học. Khi bài báo được đăng, tác giả vui vì đã viết trọn vẹn cảm xúc của mình về nhân vật và khi đoạn trích được đưa vào sách giáo khoa, anh mong rằng gương mặt này sẽ truyền được cảm hứng học hành và gieo thêm niềm hy vọng cho các em học sinh có hoàn cảnh tương tự Lam Anh.
"Ngày xưa, cuộc sống của tôi cũng rất khó khăn, có lúc đơn độc vì không ai đỡ đần, nhưng có lúc được nhiều người giúp đỡ. Vậy nên, khi viết về các bạn của Tiếp sức đến trường, tôi thấy một phần hình ảnh của mình ở trong ấy" - Thái Bá Dũng. |
"Mình cũng có một thời gian khó"
Thái Bá Dũng không phải là phóng viên mảng giáo dục nhưng giáo dục là lĩnh vực anh rất có duyên và thích viết. Đặc biệt, tiếp xúc với các nhân vật làm anh nhớ lại thời đi học đầy khó khăn của mình nên rất dễ đồng cảm. Không thể để những gương mặt trong sáng và đầy ước mơ ấy bị cuộc sống khó khăn đánh gục.
Dũng kể trong bồi hồi: "Ngày xưa, cuộc sống của tôi cũng rất khó khăn, có lúc đơn độc vì không ai đỡ đần, nhưng có lúc được nhiều người giúp đỡ. Vậy nên, khi viết về các bạn của Tiếp sức đến trường, tôi thấy một phần hình ảnh của mình ở trong ấy".
Chính vì vậy, anh rất năng nổ tìm kiếm những gương mặt xứng đáng nhận học bổng để con đường vào đại học của các em đỡ gập ghềnh, trắc trở.
Với mẹ con Lam Anh, Thái Bá Dũng cảm phục về tinh thần của người mẹ sống mạnh mẽ vì sự học của con, bươn chải ngoài đường bán từng tấm thảm chùi chân, từng cây chổi đót...Dù có quãng thời gian 2 mẹ con không đủ ăn, phải nương náu trong một ngôi chùa nhưng kết quả học tập của con luôn tiếp thêm sức mạnh cho chị Hà.
Nhưng đó chưa phải là hoàn cảnh khó khăn nhất. Dũng kể thêm về một gương mặt khác với những tình huống ly kỳ, là bạn Châu Ngọc Linh - hiện là sinh viên Đại học Đông Á (Đà Nẵng). Trước khi vào đại học, Linh sống ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Nam cùng với người chị tàn tật nằm một chỗ. Cô bé mồ côi cha và chỉ nghe loáng thoáng thông tin về người mẹ đang làm trong rừng sâu, ở bãi vàng Phước Sơn (Quảng Nam).
Trang sách “Con gái của mẹ” trong “Ngữ văn 6”
Bài báo Thái Bá Dũng viết về Châu Ngọc Linh với tựa Linh "mồ côi" và con đường vào đại học với đôi bàn tay trắng, tin rằng "cứ bước rồi sẽ thành đường" được đăng trên báo Tuổi trẻ vào tháng 8/2023. Ấy là sau khi cô bé Linh biết kết quả các môn tốt nghiệp khá cao so với điểm xét vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng năm học trước nên tràn trề hy vọng. Vừa rời Trung tâm Bảo trợ xã hội với đôi bàn tay trắng, không tiền bạc và người thân, tưởng rằng Linh sẽ nhận những sự giúp đỡ nhưng không, cô bé nói với tác giả bài báo rằng, học sư phạm đã được hỗ trợ học phí rồi nên chỉ nhận sự giúp đỡ của quỹ Tiếp sức đến trường trong những tháng đầu, sau đó sẽ đi làm để tự trang trải cuộc sống vì cô không phải là người tàn tật.
Nhưng rồi sau đó, nhận được tin nhắn của cô bé lúc 2h sáng khiến Dũng tỉnh ngủ: "Chú ơi, con rớt đại học rồi. Con phải nghỉ học để đi làm thêm". Anh khuyên cô bé suy nghĩ kỹ để tìm cơ hội thứ 2 nhưng Linh sợ làm phiền nên từ chối. Dũng gọi lại cho cô bé sau 2 ngày bảo hãy suy nghĩ kỹ, cuối cùng Linh nhận được học bổng vào ngành tâm lý học, Đại học Đông Á.
Thái Bá Dũng luôn là người tận tụy với những gương mặt như thế cũng luôn xông xáo đến vùng xa xôi đưa tin về các buổi tựu trường. Các thông tin của anh đã lay động trái tim người đọc, đơn cử như bản in về lễ khai giảng ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (nóc Tắk Pổ, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cách đây 5 năm đã được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Ở đó có 2 cô giáo trẻ là Trà Thị Thu và Riah Uối đã tự tay chăm chút mọi thứ để đón học sinh trong ngày khai trường. Nhìn hình ảnh ấy có khác gì cuốn tiểu thuyết Chiến binh cầu vồng viết về những giáo viên và học sinh ở một hòn đảo nghèo của Indonesia đã chiến đấu miệt mài vì sự học. Sở dĩ, Thái Bá Dũng không ngại khổ để đem những cuộc đời và những sự kiện về giáo dục vào trang báo là vì anh không muốn việc học của một đứa trẻ vì hoàn cảnh khó khăn mà bị gián đoạn, như Lam Anh sẽ học thạc sĩ sau tháng 9 năm nay tại một trường đại học của Thái Lan, như Châu Ngọc Linh đã cố gắng học tiếp. Tương lai những đứa trẻ đang ở phía trước và cần được học hành để thành người, không trở thành gánh nặng mà còn là người có ích cho xã hội.
Bài báo Thái Bá Dũng viết về Châu Ngọc Linh với tựa Linh "mồ côi" và con đường vào đại học với đôi bàn tay trắng, tin rằng "cứ bước rồi sẽ thành đường" được đăng trên báo Tuổi trẻ vào tháng 8/2023. Ấy là sau khi cô bé Linh biết kết quả các môn tốt nghiệp khá cao so với điểm xét vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng năm học trước nên tràn trề hy vọng. Vừa rời Trung tâm Bảo trợ xã hội với đôi bàn tay trắng, không tiền bạc và người thân, tưởng rằng Linh sẽ nhận những sự giúp đỡ nhưng không, cô bé nói với tác giả bài báo rằng, học sư phạm đã được hỗ trợ học phí rồi nên chỉ nhận sự giúp đỡ của quỹ Tiếp sức đến trường trong những tháng đầu, sau đó sẽ đi làm để tự trang trải cuộc sống vì cô không phải là người tàn tật.
Nhưng rồi sau đó, nhận được tin nhắn của cô bé lúc 2h sáng khiến Dũng tỉnh ngủ: "Chú ơi, con rớt đại học rồi. Con phải nghỉ học để đi làm thêm". Anh khuyên cô bé suy nghĩ kỹ để tìm cơ hội thứ 2 nhưng Linh sợ làm phiền nên từ chối. Dũng gọi lại cho cô bé sau 2 ngày bảo hãy suy nghĩ kỹ, cuối cùng Linh nhận được học bổng vào ngành tâm lý học, Đại học Đông Á.
Thái Bá Dũng luôn là người tận tụy với những gương mặt như thế cũng luôn xông xáo đến vùng xa xôi đưa tin về các buổi tựu trường. Các thông tin của anh đã lay động trái tim người đọc, đơn cử như bản in về lễ khai giảng ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập (nóc Tắk Pổ, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cách đây 5 năm đã được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều. Ở đó có 2 cô giáo trẻ là Trà Thị Thu và Riah Uối đã tự tay chăm chút mọi thứ để đón học sinh trong ngày khai trường. Nhìn hình ảnh ấy có khác gì cuốn tiểu thuyết Chiến binh cầu vồng viết về những giáo viên và học sinh ở một hòn đảo nghèo của Indonesia đã chiến đấu miệt mài vì sự học. Sở dĩ, Thái Bá Dũng không ngại khổ để đem những cuộc đời và những sự kiện về giáo dục vào trang báo là vì anh không muốn việc học của một đứa trẻ vì hoàn cảnh khó khăn mà bị gián đoạn, như Lam Anh sẽ học thạc sĩ sau tháng 9 năm nay tại một trường đại học của Thái Lan, như Châu Ngọc Linh đã cố gắng học tiếp. Tương lai những đứa trẻ đang ở phía trước và cần được học hành để thành người, không trở thành gánh nặng mà còn là người có ích cho xã hội.
"Làm báo vui vì gặp nhiều người tốt"
Thái Bá Dũng chưa bao giờ mong nổi tiếng nhờ nghề báo nhưng nhiều người vẫn nhận ra anh sau những bài viết. Anh vui vẻ kể về lần ngồi chơi được cậu bé bán rong ven sông Hàn nhận ra, hỏi thăm thì biết cậu bé vừa mới học bài của anh và được cô giáo cho xem hình tác gi
Tâm huyết của Thái Bá Dũng với nghề báo được đổi lại bằng các giải thưởng như 2 giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2020 và nhiều lần đạt giải Báo chí quốc gia. Nhưng với anh, những giải thưởng hay việc ai đó nhận ra mình chỉ là niềm vui thoáng chốc, bạn đọc đồng cảm với các bài báo của anh mới là niềm vui lâu dài.
Nhà báo Thái Bá Dũng (giữa) nhận giải Đặc biệt Giải báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2020. Ảnh: Mai Thương
Đơn cử, sau khi bài báo về Châu Ngọc Linh được đăng, nhiều bạn đọc đã nhắn tin riêng cho anh hoặc viết ở phần bình luận ngỏ ý được giúp đỡ cô bé, anh thấy vui vì xung quanh có nhiều người tốt, chúng ta đâu có vô cảm trước người khác. Vậy nhưng, Thái Bá Dũng vẫn rất ngại khi người ta giới thiệu anh là nhà báo và anh cho rằng những bài viết của mình không có gì lớn lao, đơn giản chúng như những cánh tay dìu các bạn trẻ đi qua khúc khó khăn của cuộc đời. Khi tương lai các bạn tươi sáng hơn thì xã hội tốt đẹp hơn. Vì những niềm vui ấy, Thái Bá Dũng gắn bó với nghề báo đã 17 năm, tính từ những bài báo đầu tiên hồi sinh viên năm 2,và hiếm khi nào chán nản.
Vài nét về nhà báo Thái Bá Dũng Sinh năm 1986 tại Nghệ An. Anh là phóng viên của báo Tuổi trẻ từ năm 2009 đến nay. Hiện công tại tại văn phòng củabáo tại Đà Nẵng. Anh từng giành giải Nhất Giải báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2020 với bài Lễ khai giảng xúc động trên đỉnh Ngọc Linh. |